Công tắc áp suất

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Với chức năng kiểm soát và điều tiết lượng áp suất trong hệ thống ống dẫn mà tính ứng dụng của công tắc áp suất khá phổ biến, rộng rãi. Thế nhưng, để thực sự hiểu rõ về mặt cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như ưu điểm của nó ra sao thì không phải ai cũng hiểu rõ. Mời bạn hãy tìm câu giải đáp cho vấn đề trên cùng với Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim qua bài viết dưới đây.

Công tắc áp suất (Pressure switch) là gì?

Công tắc áp suất (tên tiếng Anh là Pressure switch) còn có nhiều tên gọi khác nữa đó là công tắc áp lực, rơ le áp suất, hay cảm biến áp suất … Đây là một loại thiết bị có chức năng chính là kiểm soát và hỗ trợ điều tiết lượng áp suất bên trong hệ thống ống dẫn.

Công tắc áp suất (Pressure switch) là gì?
Công tắc áp suất (Pressure switch) là gì?

Nhờ vào cơ chế chuyển đổi tín hiệu áp suất thành ra sự đóng ngắt thông qua chế độ ON/OFF của mạch điện mà công tắc áp suất đóng vai trò khá quan trọng đối với một số hệ thống như PCCC, hệ thống máy nén khí, hệ thống cấp thoát nước, máy bơm …. 

Tùy vào mỗi loại hệ thống hoạt động ra sao, quy mô, công suất như thế nào mà số lượng công tắc áp suất cần phải lắp đặt sử dụng có thể ít hay nhiều hơn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất

Về cấu tạo

Cấu tạo của công tắc áp suất
Cấu tạo của công tắc áp suất

Tùy theo thiết kế sản xuất mà các loại công tắc áp suất sẽ có cấu tạo khác nhau. Tuy rằng các loại thiết bị này có thể thêm một số bộ phận nhưng nhìn chung chi tiết của chúng vẫn bao gồm các bộ phận chính sau đây:

  • Hộp giãn nở
  • Đường nối dây điện
  • Lò xo
  • Đầu nối
  • Vít
  • Tiếp điểm
  • Tay đòn

Nguyên lý hoạt động

Công tắc áp suất có cơ chế hoạt động bằng cách sử dụng chính áp suất lực của lưu chất chứa bên trong hệ thống ống dẫn, ở đây cũng có thể là bồn hoặc thùng chứa. Chính nhờ sự tác động của áp suất đó khiến chúng thực hiện chuyển đổi mạch đóng/mở của thiết bị thông qua việc kích hoạt 2 tiếp điểm bên trong.

Nguyên lý vận hành của công tắc áp suất
Nguyên lý vận hành của công tắc áp suất

Khi kích hoạt hệ thống, áp suất cao sẽ đi trực tiếp qua cổng áp lực, dưới tác động của lực này nó sẽ làm cho màng ngăn bị uốn cong đồng thời làm cho tấm áp lực đẩy lên. Khi lực áp suất tác động lên tấm màng chắn một lực đủ lớn làm cho lò xo bị nén lại, lúc này tấm áp lực sẽ dẫn đến hiện tượng tăng lên. Trong tình trạng lực áp suất càng lớn sẽ tấm áp lực sẽ tăng lên theo cho đến khi các tiếp điểm được kết nối với nhau. Cuối cùng, mạch điện sẽ tự động được đóng lại. Chính lúc đó nguồn điện 24v hoặc 220v sẽ đồng thời được kích hoạt cung cấp cho mạch điện.

Cách sử dụng và điều chỉnh công tắc áp suất hiệu quả giúp tăng tuổi thọ

Để điều chỉnh công tắc áp suất một cách hiệu quả mang lại độ bền và tuổi thọ sử dụng lâu dài thì cách tốt nhất là người dùng cần tìm hiểu về rơ le áp lực cũng như nắm bắt các thông số kỹ thuật trên rơ le một cách chính xác để tránh dẫn đến trường hợp sai sót.

Cách sử dụng và điều chỉnh 
Cách sử dụng và điều chỉnh
  • Xác định một cách chính xác các loại thông số cơ bản như: min, max và diff.
  • Khi điều chỉnh nên sử dụng tua vít để vặn các các chỉ số tương ứng trên đầu cột range.
  • Quan sát kim đồng hồ khi áp suất tăng dần và tín hiệu rơ le của áp suất khí nén.
  • Cũng tương tự như việc điều chỉnh min – max để điều chỉnh chế độ diff, người dùng nên chỉnh bằng tua vít trên cột diff về con số đã được xác định, sau đó giảm áp suất hạ xuống từ từ và theo dõi thông số trên đồng hồ áp suất. 
  • Kiểm tra thật kỹ công tắc áp suất đã đúng theo thông số trên hệ thống hay không. Phải luôn đảm bảo sao cho hệ thống rơ le luôn được cài đặt một cách chính xác.

Lưu ý: Chính việc thường xuyên kích hoạt công tắc áp suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của thiết bị. Ngoài ra, tuổi thọ của công tắc áp suất còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nữa như: áp suất tối thiểu và tối đa, tốc độ chu trình, điểm cài đặt, xóc thủy lực, áp suất min và max.

Tính ứng dụng của công tắc áp suất

Ngày nay, việc sử dụng công tắc áp suất dường như khá phổ biến, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp liên quan đến hệ thống xử lý nước, hơi, khí, gas … Tính ứng dụng của loại thiết bị này có thể kể đến như:

  • Sử dụng cùng với máy theo dõi áp suất oxy, máy lấy mẫu DNA, máy đo, máy thở … trong lĩnh vực y tế.
  • Trong các thiết bị công nghiệp hạng nặng như máy ép, máy hàn, …
  • Ứng dụng khí nén trong hệ thống áp lực phanh tàu hỏa, xe hơi …

Lời kết

Bài viết trên đây của Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim đã tổng hợp thông tin chi tiết nhất về công tắc áp suất từ mặt cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tính ứng dụng của nó. 

Nếu như quý khách hàng đang quan tâm và muốn lựa chọn loại công tắc áp lực phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình hãy liên hệ với Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim thông qua số Hotline 097 806 9991 để chuyên viên tư vấn có thể hỗ trợ, trao đổi chi tiết hơn.