Phanh khí nén
-
Phanh khí nén DBG
Liên Hệ
Phanh khí nén là loại phanh hoạt động nhờ vào lực nén của khí hay tức áp suất khí, qua đó giúp chúng tác động lực trực tiếp lên trục quay của động cơ nhằm giảm tốc độ theo đúng mong muốn của người sử dụng. Để làm rõ hơn về loại phanh hoạt động bằng khí nén này, mời bạn cùng Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim tham khảo bài viết dưới đây.
Hệ thống phanh khí nén là gì?
Hệ thống phanh khí nén hay phanh hơi là hệ thống phanh sử dụng áp lực khí nén để hoạt động. Ứng dụng của loại phanh này rất phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất xe hơi hiện nay. Trong đó, cơ cấu hoạt động của chúng bao gồm các bộ phận phanh, hệ thống dẫn động và một số các phụ kiện hỗ trợ để hoạt động thông qua áp lực của khí nén, giúp chúng có thể điều khiển và kiểm soát vận tốc của động cơ một cách đảm bảo tốt nhất.
Điều kiện làm việc của hệ thống phanh hơi nén này luôn trong trạng thái áp lực khí nén cực cao và nhiệt độ lớn. Bởi chúng phải liên tục chịu ma sát trên bề mặt phanh nhằm giảm tốc dần, nhất là đối với các loại động cơ có trọng tải nặng như xe cẩu, xe rơ moóc, container …
Cấu tạo hoàn chỉnh và nguyên lý hoạt động của phanh khí nén
Cấu tạo
Cấu tạo các bộ phận của hệ thống phanh khí nén bao gồm:
- Một máy nén khí: Đây là loại máy quan trọng nhất đối với hệ thống phanh khí nén. Trong máy nén này thường có 1 hoặc đến 2 piston. Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý hút khí và giữ nén lại. Khi cần sử dụng, chính van dao động sẽ tiến hành đóng hoặc mở để điều khiển khí ra vào. Và cứ thế chu kì của máy nén này liên tục hoạt động.
- Ống dẫn khí nén: Đây là ống dẫn giúp đưa dẫn khí nén từ máy lên đến bình chứa.
- Đồng hồ đo áp suất: Để nhằm kiểm soát và hiểu rõ áp suất khí nén có trong bình nén, người ta sử dụng đồng hồ đo để đảm bảo tiêu chuẩn của nó.
- Van điều áp máy nén khí: Với vai trò điều khiển khí nén vào các bình chứa thông qua bộ van hoạt động nhằm đảm bảo luôn đủ thể tích khí nén có cho tiêu phanh hoạt động ổn định.
- Các bình chứa: Bình chứa khí nén là nơi cung cấp khí nén cho sự hoạt động của phanh..
- Van xả hơi nước: Tất nhiên trong không khí thì luôn có hơi nước, bởi thế khi sử dụng hơi nén áp suất, hệ thống phanh cũng sẽ có nước ở trong đó. Bởi thế van xả hơi nước có nhiệm vụ đưa hơi nước ra ngoài và chúng được lắp đặt phía dưới thân các bình chứa.
- Tổng van phanh: Muốn phanh hoạt động người ta phải tác động động lên chân phanh, thông qua đó, tổng van phanh là nơi tập trung các cơ cấu nhằm điều khiển nhả khí nén từ các bình chứa lên hệ thống và ngược lại..
- Bầu phanh là linh kiện có nhiệm vụ tạo ra lực đẩy trực tiếp lên đòn nhằm điều chỉnh khe hở má phanh. Công việc của bầu phanh này được thực hiện thông qua một cần đẩy, qua đó để quay cam và tác động lên phanh xe.
- Cần đẩy: Là một thanh kết nối trực tiếp giữa bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở của má phanh. Chức năng hoạt động của nó tương tự như một piston
- Mâm phanh: Đây là bộ phận liên kết với trục bánh xe, có thể có thêm xi lanh bánh xe nhằm tác động lên trục quay khi sử dụng thắng.
- Đòn điều chỉnh má phanh tạo khe hở: Hỗ trợ trực tiếp cần đẩy với trục cam nhằm tác động tạo ra khe hở giữa guốc phanh với tang phanh.
- Trục cam tác động: Với thiết kế hình chữ S, trục cam có nhiệm vụ tác động lực ép guốc phanh khí nén vào sát tang phanh, qua đó làm hãm tốc độ.
- Guốc phanh: Bộ phận này là nơi tạo ra lực ma sát với tang phanh.
- Lò xo hồi vị: Nhiệm vụ chính của thiết bị này nhằm giữ cho các guốc phanh không bị ép lực bởi trục cam khi chúng hoạt động.
Nguyên lý hoạt động
Khi người sử dụng tác động lên cần, bàn đạp của phanh khí nén, chính lực tác động này sẽ khiến cho piston chuyển động và nén lò xo lại. Đồng thời cùng lúc ấy van khí nén sẽ mở ra cho khí nén từ bình chứa được dẫn đến bầu phanh nơi lắp đặt trục quay bánh xe.
Tiếp theo đó, khí nén lò xo sẽ bắt đầu tạo lực đẩy, xoay cam tác động đẩy lên hai guốc phanh. Thông qua lực ép chặt từ má phanh lên tang trống, trục quay bánh xe sẽ bắt đầu giảm dần tốc độ quay dưới một áp lực cực lớn tương đương với vận tốc và áp suất của khí nén nhằm đảm bảo một mức độ ổn định và an toàn nhất.
Lời kết
Đối với một số công việc đặc thù hay trong các môi trường làm việc đặc biệt, người ta vẫn thường hay sử dụng phanh khí nén bởi nó mang đến hiệu quả tối ưu hơn so với các loại phanh thông thường khác.
Nếu bạn đang tìm nơi chuyên cung cấp các loại phanh hơi nén chính hãng giá rẻ, hãy liên hệ ngay với Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim để nhận được báo giá ưu đãi ngay hôm nay nhé.
Phanh khí nén là loại phanh hoạt động nhờ vào lực nén của khí hay tức áp suất khí, qua đó giúp chúng tác động lực trực tiếp lên trục quay của động cơ nhằm giảm tốc độ theo đúng mong muốn của người sử dụng. Để làm rõ hơn về loại phanh hoạt động bằng khí nén này, mời bạn cùng Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim tham khảo bài viết dưới đây.
Hệ thống phanh khí nén là gì?
Hệ thống phanh khí nén hay phanh hơi là hệ thống phanh sử dụng áp lực khí nén để hoạt động. Ứng dụng của loại phanh này rất phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất xe hơi hiện nay. Trong đó, cơ cấu hoạt động của chúng bao gồm các bộ phận phanh, hệ thống dẫn động và một số các phụ kiện hỗ trợ để hoạt động thông qua áp lực của khí nén, giúp chúng có thể điều khiển và kiểm soát vận tốc của động cơ một cách đảm bảo tốt nhất.
Điều kiện làm việc của hệ thống phanh hơi nén này luôn trong trạng thái áp lực khí nén cực cao và nhiệt độ lớn. Bởi chúng phải liên tục chịu ma sát trên bề mặt phanh nhằm giảm tốc dần, nhất là đối với các loại động cơ có trọng tải nặng như xe cẩu, xe rơ moóc, container …
Cấu tạo hoàn chỉnh và nguyên lý hoạt động của phanh khí nén
Cấu tạo
Cấu tạo các bộ phận của hệ thống phanh khí nén bao gồm:
- Một máy nén khí: Đây là loại máy quan trọng nhất đối với hệ thống phanh khí nén. Trong máy nén này thường có 1 hoặc đến 2 piston. Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý hút khí và giữ nén lại. Khi cần sử dụng, chính van dao động sẽ tiến hành đóng hoặc mở để điều khiển khí ra vào. Và cứ thế chu kì của máy nén này liên tục hoạt động.
- Ống dẫn khí nén: Đây là ống dẫn giúp đưa dẫn khí nén từ máy lên đến bình chứa.
- Đồng hồ đo áp suất: Để nhằm kiểm soát và hiểu rõ áp suất khí nén có trong bình nén, người ta sử dụng đồng hồ đo để đảm bảo tiêu chuẩn của nó.
- Van điều áp máy nén khí: Với vai trò điều khiển khí nén vào các bình chứa thông qua bộ van hoạt động nhằm đảm bảo luôn đủ thể tích khí nén có cho tiêu phanh hoạt động ổn định.
- Các bình chứa: Bình chứa khí nén là nơi cung cấp khí nén cho sự hoạt động của phanh..
- Van xả hơi nước: Tất nhiên trong không khí thì luôn có hơi nước, bởi thế khi sử dụng hơi nén áp suất, hệ thống phanh cũng sẽ có nước ở trong đó. Bởi thế van xả hơi nước có nhiệm vụ đưa hơi nước ra ngoài và chúng được lắp đặt phía dưới thân các bình chứa.
- Tổng van phanh: Muốn phanh hoạt động người ta phải tác động động lên chân phanh, thông qua đó, tổng van phanh là nơi tập trung các cơ cấu nhằm điều khiển nhả khí nén từ các bình chứa lên hệ thống và ngược lại..
- Bầu phanh là linh kiện có nhiệm vụ tạo ra lực đẩy trực tiếp lên đòn nhằm điều chỉnh khe hở má phanh. Công việc của bầu phanh này được thực hiện thông qua một cần đẩy, qua đó để quay cam và tác động lên phanh xe.
- Cần đẩy: Là một thanh kết nối trực tiếp giữa bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở của má phanh. Chức năng hoạt động của nó tương tự như một piston
- Mâm phanh: Đây là bộ phận liên kết với trục bánh xe, có thể có thêm xi lanh bánh xe nhằm tác động lên trục quay khi sử dụng thắng.
- Đòn điều chỉnh má phanh tạo khe hở: Hỗ trợ trực tiếp cần đẩy với trục cam nhằm tác động tạo ra khe hở giữa guốc phanh với tang phanh.
- Trục cam tác động: Với thiết kế hình chữ S, trục cam có nhiệm vụ tác động lực ép guốc phanh khí nén vào sát tang phanh, qua đó làm hãm tốc độ.
- Guốc phanh: Bộ phận này là nơi tạo ra lực ma sát với tang phanh.
- Lò xo hồi vị: Nhiệm vụ chính của thiết bị này nhằm giữ cho các guốc phanh không bị ép lực bởi trục cam khi chúng hoạt động.
Nguyên lý hoạt động
Khi người sử dụng tác động lên cần, bàn đạp của phanh khí nén, chính lực tác động này sẽ khiến cho piston chuyển động và nén lò xo lại. Đồng thời cùng lúc ấy van khí nén sẽ mở ra cho khí nén từ bình chứa được dẫn đến bầu phanh nơi lắp đặt trục quay bánh xe.
Tiếp theo đó, khí nén lò xo sẽ bắt đầu tạo lực đẩy, xoay cam tác động đẩy lên hai guốc phanh. Thông qua lực ép chặt từ má phanh lên tang trống, trục quay bánh xe sẽ bắt đầu giảm dần tốc độ quay dưới một áp lực cực lớn tương đương với vận tốc và áp suất của khí nén nhằm đảm bảo một mức độ ổn định và an toàn nhất.
Lời kết
Đối với một số công việc đặc thù hay trong các môi trường làm việc đặc biệt, người ta vẫn thường hay sử dụng phanh khí nén bởi nó mang đến hiệu quả tối ưu hơn so với các loại phanh thông thường khác.
Nếu bạn đang tìm nơi chuyên cung cấp các loại phanh hơi nén chính hãng giá rẻ, hãy liên hệ ngay với Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim để nhận được báo giá ưu đãi ngay hôm nay nhé.