Cảm biến rung
-
Cảm biến rung
Liên Hệ
Trong lĩnh vực công nghệ điện tử hiện đại hóa như ngày nay, việc sử dụng các thiết bị cảm biến rung dường như là điều khá phổ biến và thông dụng. Vậy bạn hiểu gì về loại thiết bị cảm biến này, tính ứng dụng của nó ra sao? Nào mời bạn cùng Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.
Thiết bị cảm biến rung là gì?
Tên tiếng Anh là Vibration Sensor. Đây là một loại thiết bị cảm biến có chức năng chính là đo thông số độ rung động của bất kỳ loại thiết bị nào đó. Có thể bạn không biết, bất kỳ đồ vật nào cũng đều có sự rung động đặc trưng của nó, biểu hiện qua sự dịch chuyển, tốc độ hay gia tốc. Bằng mắt thường, con người không thể nào thấy được sự rung động hoặc có thể bị tác động bởi một lực nào đó trong không gian bất kỳ.
Trong lĩnh vực công nghệ điện tử hiện đại hóa như ngày nay, việc sử dụng các thiết bị cảm biến rung dường như là điều khá phổ biến và thông dụng. Vậy bạn hiểu gì về loại thiết bị cảm biến này, tính ứng dụng của nó ra sao? Nào mời bạn cùng Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.
Thiết bị cảm biến rung là gì?
Cảm biến rung có tên tiếng Anh là Vibration Sensor. Đây là một loại thiết bị cảm biến có chức năng chính là đo thông số độ rung động của bất kỳ loại thiết bị nào đó. Có thể bạn không biết, bất kỳ đồ vật nào cũng đều có sự rung động đặc trưng của nó, biểu hiện qua sự dịch chuyển, tốc độ hay gia tốc. Bằng mắt thường, con người không thể nào thấy được sự rung động hoặc có thể bị tác động bởi một lực nào đó trong không gian bất kỳ. Chính nhờ việc sử dụng cảm biến rung giúp ta có thể nhận biết được sự rung động ấy qua phép đo bằng máy khá phức tạp.
Với chức năng chính nhằm nhận biết những sự thay đổi về mặt rung chuyển của vật chất, cảm biến rung sẽ nhận các tín hiệu này và đưa ra thông số kết quả một cách chính xác nhất.
Hiện nay, một số loại cảm biến rung được sử dụng khá phổ biến đó là: Cảm biến gia tốc, cảm biến đo sức căng, cảm biến đo dòng điện xoáy, cảm biến điện dụng, cảm biến trở kháng hoặc cảm biến ứng suất…
Cấu tạo bên trong của một cảm biến rung hoạt động như thế nào?
Thiết bị cảm biến rung cũng như các dòng thiết bị cảm biến khác, cấu tạo chính của nó dựa trên các mạch điện tử và vi xử lý vô cùng phức tạp. Để đơn giản hóa, cấu tạo chung của loại thiết bị này bao gồm các bộ phận chính đó là:
- Cuộn dây dẫn
- Nam châm vĩnh cửu
Về cơ bản thì cảm biến rung sẽ được cấu tạo bởi 2 thành phần quan trọng ở trên. Các bộ phận này được thiết kế làm sao để đảm bảo cho phần nam châm được cố định khi khung cảm biến đang di chuyển. Khi đó, nam châm vĩnh cửu cùng cuộn dây dẫn sẽ chuyển động với vận tốc chung với vật cần đo, qua đó tạo thành một dòng điện với điện tích tỷ lệ thuận với chính vận tốc rung đó. Như vậy, bộ phận cảm biến sẽ tự động hoạt động độc lập và cũng không cần phải sử dụng đến dòng điện, giúp cho mạch biến đổi tín hiệu phần bên ngoài và xử lý thông tin.
Công dụng của thiết bị cảm biến rung với cuộc sống ngày nay
Thiết bị cảm biến rung hiện nay được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống của chúng ta, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp điện tử mà bạn có thể biết hoặc thấy trên các loại vỏ máy móc hoặc đồ điện tử.
Nhờ việc sử dụng cảm biến rung, chúng sẽ giúp nhận biết được những rung động ở tần số cao phát ra, hoặc trong ứng dụng an ninh dùng để cảnh bảo chống trộm, chế độ rung để phát nhạc, rung để phát phát tín hiệu…
Ngoài công nghệ điện tử ra, cảm biến rung còn được sử dụng khá nhiều trong các nhà máy công nghiệp hiện đại tự động hóa. Ví dụ như nhà máy xi măng để đo mức xi măng, hoặc trong các xưởng sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến gỗ …
Các loại cảm biến rung sử dụng phổ biến hiện nay
Trong số những loại cảm biến rung thì có 3 dạng máy đang được sử dụng phổ biến nhất đó là:
Cảm biến rung theo dạng dòng điện xoáy
Cảm biến rung theo dạng dòng điện xoáy hay còn được hiểu theo tên gọi khác là cảm biến dịch chuyển điện dung (Eddy current). Đối với loại thiết bị cảm biến này, nó hoạt động bằng trường điện từ. Chúng hoàn toàn không đo lường trực tiếp vị trí thay đổi của vật thể cần đo mà bằng cách sử dụng cơ chế tạo dòng điện AC ở đầu dò. Chính dòng điện này sẽ tự động tạo ra các dòng điện xoáy và giúp chúng nhận biết được sự thay đổi thông qua bộ phận cảm biến.
Cảm biến đo gia tốc
Cảm biến đo gia tốc tên tiếng Anh là accelerometer. Đây là loại cảm biến sử dụng phổ biến nhất bây giờ. Chúng cho phép người sử dụng đo lường được gia tốc chuyển động của các phần tử trong kết cấu. Thông qua bộ phận cảm biến gia tốc, chúng sẽ tự động nhận biết sự chuyển đổi lực cơ học do sự chuyển động gây ra và chuyển hóa chúng thành dòng điện theo cơ chế từ hiệu ứng áp điện (piezoelectric effect).
Cảm biến đo sức căng
Cảm biến đo sức căng (hay Strain Gauge) là dòng cảm biến nhận diện sự thay đổi điện trở thông qua áp suất lực, trọng lượng, lực căng hoặc lực tác động… Khi có một lực căng tác động lên bộ phận dây kim loại có trên thiết bị, điều này sẽ làm dây căng ra, chiều dài tăng thêm. Chính bởi sự tác động này sẽ làm cho điện trở của dây dẫn thay đổi theo và giúp bộ phận cảm biến có thể đo được sức căng đó.
Lời kết
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về thiết bị cảm biến rung là gì và tính ứng dụng của nó ra sao rồi phải không? Nếu bạn đang cần tìm loại cảm biến phù hợp với mục đích sử dụng của mình, tại sao không đến ngay với Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số Hotline 097 806 9991,chuyên viên tư vấn của Thiết Bị Công Nghiệp Hoàng Kim sẽ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho bạn.